Khi Ronaldo giải khát
Hôm thứ Bảy vừa qua, Cristiano Ronaldo cùng Real Madrid đến làm khách của Alaves theo cách không thể tệ hơn, xét vè hiệu suất và phong độ của anh.
![]() |
Trước Alaves, Ronaldo không mấy nổi bật về vai trò chiến thuật |
Theo đó, sau 9 vòng đấu đầu tiên ở La Liga 2016-17, Real ghi được 24 bàn thắng, nhưng đóng góp của Ronaldo là rất ít. Ngôi sao người Bồ Đào Nha tham dự 6 trận và chỉ đóng góp vỏn vẹn 2 bàn.
Như vậy, trung bình mùa giải này Ronaldo cần 192 phút và thực hiện 14 cú dứt điểm để ghi 1 bàn thắng.
Chưa bao giờ CR7 kém đến thế, kể từ khi anh chia tay MU và chuyển đến Madrid vào mùa Hè 2009, với giá 94 triệu euro.
Cụ thể, trong 7 mùa đã qua với Real, cứ sau 90 phút - tương đương thời gian một trận đấu chính thức - thì Ronaldo lại “nổ súng”, trở thành nỗi ám ảnh cho mọi hàng phòng ngự mà anh đối mặt.
Nỗi thất vọng đeo bám gần 2 tháng trời sau cùng đã được Ronaldo giải tỏa, khi anh ghi cú hat-trick vào lưới Alaves - kẻ từ gây bất ngờ khi đánh bại Barca, và bất bại trên sân nhà.
![]() |
Điều quan trọng với Real là Ronaldo đã ghi bàn, với cú hat-trick đầu tiên trong mùa giải |
Không lâu sau thực hiện cú “poker” (4 bàn) vào lưới Andorra, trong trận đấu với ĐTQG Bồ Đào Nha ở vòng loại World Cup 2018, Ronaldo lần đầu tiên có được nhiều hơn 1 bàn trong một trận đấu với Real mùa này.
Sự trở lại của Penaldo
Ronaldo đã thi đấu không quá nổi bật trước Alaves, điều đó là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, Ronaldo đã làm được điều mà bản thân anh, HLV Zinedine Zidane, BLĐ Real Madrid và người hâm mộ chờ đợi: ghi bàn.
CR7 đã ghi đến 3 bàn, và đó là một trận đấu thành công vượt ngoài mong đợi, để giúp Real tiếp tục giữ ngôi đầu bảng xếp hạng sau 10 vòng đấu. Như vậy, Ronaldo đã ghi bàn vào lưới tất cả 31 đối thủ ở Liga mà anh gặp.
Bước ngoặt cho màn bùng nổ của Ronaldo là tình huống phạt đền dành cho Real, sau khi Gareth Bale đá phạt trực tiếp chạm tay Deyverson trong vòng cấm Alaves.
![]() |
Ronaldo là chuyên gia phạt đền |
Ronaldo chỉ chờ có thế. Không thể tạo khác biệt trong các tình huống tấn công, CR7 giải tỏa áp lực cho mình với cú sút 11m chính xác.
Cú sút phạt đền thành công là vận may của Ronaldo, từ một pha bóng mà anh không có chút công lao. Vận may tiếp tục với CR7, khi cú sút xa của anh chạm hậu vệ Alaves và đi vào lưới, tạo bước ngoặt cho trận đấu.
Không phải ngẫu nhiên mà Ronaldo vẫn được ví là “Penaldo” (một cách chơi chữ, Ronaldo và những cú penalty).
CR7 tỏa sáng trên chấm 11m như thế nào? Ngôi sao 31 tuổi này ghi đến 53 bàn từ phạt đền, trong tổng số 265 bàn của anh ở La Liga. Trên sân chơi Champions League, anh có 10 bàn thắng nhờ đá penalty.
Tính đến nay, xấp xỉ 20% số bàn của Ronaldo cho Real diễn ra trên chấm 11m.
“Penaldo” đã trở lại. Sau khi cơn khát ở La Liga được giải tỏa, Ronaldo sẽ tiếp tục bùng nổ khi bước ra Champions League, mà phía trước là Legia?
Đại Phong
" alt=""/>Ronaldo: Không cần hay, chỉ cần may và penalty!Chiều 2/4, Bệnh viện Huyết học Truyền máu Trung ương công bốtrường hợp ung thư máu đầu tiên được ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộngđồng thành công.
Bệnh nhân là Hoàng Thị Thùy Linh, 28 tuổi, quê Quảng Bình, pháthiện ung thư máu từ tháng 9/2014. Bệnh nhân đã được điều trị hóa chất,tiên lượng xấu, phương pháp ghép tế bào gốc đồng loại được xem là phươngpháp tối ưu nhất.
Bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh. Ảnh: T.Hạnh
Em trai của bệnh nhân cũng đã sẵn sàng hiến tế bào gốc cho chịgái, tuy nhiên giữa hai chị em lại không phù hợp HLA (kháng nguyên bạchcầu).
Rất may, các bác sĩ đã tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp trongNgân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng (Viện Huyết học) - nguồn tếbào gốc từ người hiến tình nguyện.
Ngày 30/12, ca phẫu thuật ghép tế bào gốc cho bệnh nhân L. đượctiến hành. Đến nay, sau 90 ngày theo dõi, các bác sĩ thông báo các chỉsố của bệnh nhân gần như đã ổn định hoàn toàn, tế bào gốc máu cuống rốnđã mọc ổn định, thay thế toàn bộ tế bào gây bệnh.
Hiện bệnh nhân cũng không phải truyền hóa chất, chỉ uống thuốcchống thải ghép và theo dõi. Dự kiến trong tuần tới, bệnh nhân sẽ đượcxuất viện.
GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máuTrung ương cho biết, tại Việt Nam, ghép tế bào gốc đã được tiến hànhnhiều năm qua (150 ca - PV), nhưng chủ yếu là ghép tự thân và ghép đồngloại.
Trường hợp bệnh nhân Hoàng Thị Thùy Linh là ca ung thư máu người lớn đầu tiên được ghép tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng.
Đây là lựa chọn tốt nhất để có hy vọng chữa khỏi bệnh cũng nhưkéo dài được ít nhất gấp đôi thời gian sống so với bệnh nhân thôngthường, mở ra một hướng mới cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Tuy nhiên theo GS. Trí, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn cung cấptế bào gốc máu dây rốn. Hiện bệnh viện đang phối hợp với Bệnh viện Phụsản Trung ương, vận động các bà mẹ khi sinh con tình nguyện hiến mẫu máudây rốn tình nguyện.
Theo BSCKII Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa ghép tế bào gốc, chỉđịnh ghép tế bào gốc được áp dụng cho các bệnh nhân ung thư máu ác tínhvà lành tính, suy tủy xương...
Chi phí cho một ca ghép tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng khoảng 1 tỷ đồng.
Thúy Hạnh
" alt=""/>Lần đầu tiên ghép tế bào gốc khác huyết thống thành côngBên cạnh đó, các công ty và doanh nghiệp liên quan có thể phải chịu mức phạt gấp ba lần giá trị của lợi ích thu được từ hành vi lạm dụng thông tin hoặc 10% doanh thu trong nước hàng năm, tùy theo con số nào cao hơn. Các công ty và doanh nghiệp trực tuyến cũng sẽ phải chấm dứt sử dụng hoặc tiết lộ thông tin cá nhân về các cá nhân khi có yêu cầu.
Trong thông báo được đưa ra hôm 24/3, Tổng chưởng lý Australia Christian Porter cho biết những thay đổi trên sẽ được thực hiện thông qua sửa đổi Đạo luật quyền riêng tư ngay trong năm nay.
Theo ông Porter, trong bối cảnh các công ty trực tuyến kinh doanh thông tin cá nhân xuất hiện nở rộ trong những năm gần đây, các biện pháp bảo vệ và hình phạt đối với việc lạm dụng thông tin cá nhân theo Đạo luật về quyền riêng tư hiên nay không còn đáp ứng được kỳ vọng của cộng đồng.
Theo TTXVN
Chính phủ Anh sắp có những hành động nặng tay nhằm ép các mạng xã hội kiểm soát nội dung chặt chẽ, nếu không muốn đối mặt với mức phạt lên tới hàng tỷ USD.
" alt=""/>Australia tăng mức phạt Google, Facebook,.. nếu vi phạm quyền riêng tư